6 Quy định đảm bảo các trung gian tài chính hiệu quả

Những cơ quan chính phủ tương tự có cùng chức năng bao gồm: Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (Savings Asociation Insurance Fund) là một bộ phận của FDIC

QUY ĐỊNH 1

Các hiệp hội về bảo hiểm và hoạt động ngân hàng tiểu bang cũng như Văn phòng kiểm tra tiền (một cơ quan của chính phủ liên bang) đã thiết lập các qui định rất chặt chẽ cho những nhóm người được phép lập một trung gian tài chính. Những cá nhân hoặc nhóm muốn thiếp lập một trung gian tài chính như một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm, phải có một đặc quyền do chính phủ tiể bang hay liên bang trao cho. Chỉ khi họ là những công dân đích thực với những giấy chứng nhận là người hoàn hảo (không thể phạm sai lỗi) và một khoản vốn ban đầu lớn thì mới nhận được một đặc quyền.

QUY ĐỊNH 2


Có những yêu cầu buộc những trung gian tài chính phải báo cáo chính xác. Việc quản lý sổ sách của họ phải theo những nguyên tắc chặt chẽ nhất định, các sổ sách của họ là đối tượng để cho các cuộc kiểm tra định kỳ, và họ phải chuẩn bị những thông tin nhất định sẵn sàng cho công chúng.

QUY ĐỊNH 3

Có những hạn chế về những gì các trung gian tài chính được phép làm và những tài sản nào họ có thể được nắm giữ. Trước khi bạn giao vốn của bạn cho một ngân hàng hoặc một trung gian tài chính, bạn sẽ muốn biết rằng vốn của bạn được an toàn và rằng ngân hàng (hay một trung gian tài chính khác) sẽ có khả năng đáp ứng được những nghĩa vụ của họ đối với bạn.

Một phương pháp để đảm bảo là giới hạn một trung gian tài chính không cho họ thực hiện một số hoạt động có rủi ro nào đó. Luật pháp được thông qua năm 1933 tách những nghiệp vụ ngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động chứng khoán.

Một phương pháp khác là hạn chế những trung gian tài chính không được nắm giữ một số tài sản có rủi ro nào đó, hoặc ít nhất là không được nắm giữ một lượng quá lớn những tài sản có rủi ro này so với mức đủ khôn ngoan. Ví dụ các ngân hàng thương mại và những tổ chức gửi tiền khác thực tế là không được phép giữ bất kỳ một cổ phiếu nào bởi vì giá cổ phiếu có những dao động quan trọng. Các công ty bảo hiểm được phép giữ vững những cổ phiếu nhưng những cổ phiếu mà họ nắm giữ không thể vượt quá một tỉ lệ nào đó so với toàn bộ tài sản của họ.

QUY ĐỊNH 4

Chính phủ có thể bảo hiểm cho những người cấp vốn cho một trung gian tài chính không bị một số tổn hại nào nếu trung gian tài chính bị phá sản. Cơ quan chính phủ quan trọng nhất cung cấp loại bảo hiểm này là Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), công ty bảo hiểm mỗi người gửi ở một ngân hàng thương mại hoặc ở một ngân hàng tiết kiệm tương trợ tới mức tổn thất 100.000 đôla.

Tất cả các ngân hàng thương mại và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ trừ một ít trường hợp ngoại lệ thứ yếu, đều đóng góp tiền vào FDIC được thành lập năm 1943, sau một loạt vụ phá sản của các ngân hàng vào các năm 1930 – 1933, trong đó những món tiền tiết kiệm của nhiều người gửi tiền ở các ngân hàng thương mại bị mất trắng.

Những cơ quan chính phủ tương tự có cùng chức năng bao gồm: Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (Savings Asociation Insurance Fund) là một bộ phận của FDIC cung cấp bảo hiểm tiền gửi cho các công ty tiết kiệm và cho vay và Quỹ bảo hiểm cổ phần liên hiệp tín dụng quốc gia (The National Credit Union Share Insurance Fund – NCUSIF) cho các liên hiệp tín dụng.

QUY ĐỊNH 5

Những chính trị gia đã thường tuyên bố rằng cuộc cạnh tranh không kiềm chế giữa những trung gian tài chính sẽ thúc đẩy những vụ vỡ nợ xảy ra và những vụ này sẽ làm hại công chúng. Tuy bằng chứng về cuộc cạnh tranh gây ra như điều vừa nói là cực kỳ yếu ớt, nó đã không làm chính phủ liên bang và tiểu liên bang ngừng áp đặt nhiều qui định hạn chế. Ví dụ cụ thể là những hạn chế đối với việc mở các địa điểm phụ (các chi nhánh). Các ngân hàng thường không được phép mở thêm các chi nhánh tại các tiểu bang khác, và tại một số tiểu bang, các ngân hàng không được phép mở bất kỳ một địa điểm phụ nào.

QUY ĐỊNH 6

Ngoài ra, các cuộc cạnh tranh đã bị ngăn cấm bởi những qui định áp đặt sự hạn chế đối với các lãi suất có thể được áp dụng cho các khoản tiền gửi. Sau 1933, các ngân hàng đã bị cấm thanh toán lãi cho những tài khoản séc. Cho tới năm 1986, Hệ thống Dự trữ Liên bang được quyền định ra các lãi suất tối đa mà các ngân hàng có thể thanh toán cho các món tiền gửi tiết kiệm. Các qui định này được đưa ra với lòng tin rằng lãi suất không bị hạn chế đã thúc đẩy thêm các vụ phá sản ngân hàng trong thời kỳ Đại suy thoái. Chứng cớ vừa nêu xem ra không có vẻ ủng hộ cho quan điểm này.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *