Những tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư

Thomson Reuters và Bloomberg cung cấp bảng xếp hạng toàn cầu và theo từng châu lục

NHÓM CÁC NGÂN HÀNG LỚN

Do quá trình tiến hóa và mua bán, sáp nhập lẫn nhau nên các tên tuổi lớn cũng thay đổi theo thời gian. Đầu thập kỷ 1970, các tên tuổi được nhắc trong nhóm các ngân hàng lớn bao gồm:

Building and sign bank (done in 3d)


Morgan Stanley (Mỹ)
First Boston (bị Credit Suisse mua lại năm 1988, trở thành Credit Suisse First Boston; nay là Credit Suisse)
Kuhn Loeb (bị Lehman Brothers mua lại năm 1977, trở thành Lehman Brothers Kuhn Loeb, sau này là Lehman Brothers)
Dillon Read (bị Swiss Banking Corporation – SBC mua lại năm 1997 và hiện thành một phần của UBS sau khi SBC sáp nhập với UBS năm 1998)
Cuối thập kỷ 1970, nổi lên 2 đối thủ lớn đó là: Salomon Brothers và Goldman Sachs với các khoản lợi nhuận khổng lồ từ chiến thuật đầu tư chứng khoán. Thành phần của nhóm các ngân hàng lớn được thay đổi bao gồm:

Morgan Stanley
Merrill Lynch (thuộc Bank of America)
Salomon Brothers (được Travellers Group mua lại năm 1988 và hiện thành một phần của Citigroup)
Goldman Sachs
Trong một thập kỷ gần đây, các tên tuổi quen thuộc trong nhóm các ngân hàng lớn bao gồm các ngân hàng đầu tư độc lập như:

Goldman Sachs (Mỹ)
Merrill Lynch (Mỹ)
Morgan Stanley (Mỹ)
Lehman Brothers (Mỹ)
Bear Stearns (Mỹ)
và các ngân hàng tổng hợp như:

Citigroup (Mỹ)
J.P. Morgan Chase (Mỹ)
Credit Suisse (Thuỵ Sỹ)
UBS (Thụy Sỹ)
Deutsche Bank (Đức)
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ (2007-2009) đã làm thay đổi căn bản bức tranh ngân hàng đầu tư, xóa bỏ các tên tuổi lớn như:

Bear Stearns (bị J.P. Morgan Chase mua lại vào tháng 3/2008)
Merrill Lynch (sáp nhập với Bank of America vào tháng 9/2008)
Lehman Brothers (phá sản vào tháng 9/2008).
Một điều đáng chú ý là sự xuất hiện của các tên tuổi mà trước đây chỉ là các ngân hàng thương mại như:

Citigroup
Credit Suisse
UBS
J.P. Morgan Chase
Deutsche Bank
Đây là các tên tuổi lớn của ngân hàng thương mại vươn sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư trong một thập kỷ gần đây từ khi Đạo Luật Glass Steagall của Mỹ được hủy bỏ năm 1999 để trở thành những tập đoàn tài chính theo hướng ngân hàng tổng hợp.

BẢNG XẾP HẠNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Cũng giống như bất cứ lĩnh vực cạnh tranh nào, ngân hàng đầu tư cũng được phân cấp thành các thứ hạng. Có rất nhiều tiêu chí để phân loại đánh giá các ngân hàng đầu tư và vì thế khó có thể nói ngân hàng nào là tốt nhất nếu không đi vào xem xét từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Có ngân hàng mạnh về nghiệp vụ này nhưng lại thua kém về nghiệp vụ khác.

Những người trong ngành thường liên tưởng mỗi ngân hàng với một thế mạnh nổi trội nào đó trong quá khứ. Tuy nhiên do sự phát triển khá nhanh của các ngân hàng mà các sự liên tưởng đó nhiều khi không còn chính xác theo thời gian. Để tìm hiểu thế mạnh và vị trí của các ngân hàng đầu tư trong từng thời kỳ nhất định, người ta quan tâm đến bảng xếp hạng (League Table) được đưa ra bởi các tổ chức độc lập có uy tín dựa trên những số liệu thống kê khá tin cậy. Các tổ chức xếp hạng có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư là những hãng cung cấp thông tin trong ngành tài chính bởi họ có lợi thế cập nhật thông tin thị trường. Các hãng xếp hạng có uy tín bao gồm:

Thomson Reuters và Bloomberg cung cấp bảng xếp hạng toàn cầu và theo từng châu lục
IFRasia (International Financing Review Asia) và FinanceAsia là những tổ chức xếp hạng uy tín đối với hoạt động Châu Á.
Thomson Reuters đưa ra bảng xếp hạng các ngân hàng đầu tư trên thế giới dựa vào giá trị của các thương vụ và các khoản doanh thu mà các ngân hàng này kiếm được trên cơ sở cập nhật hàng quý và hàng năm. Bảng xếp hạng chia ra các mảng nghiệp vụ khác nhau như: Phát hành chứng khoán nợ, Phát hành chứng khoán vốn, Cho vay đồng tài trợ, Tài trợ dự án, Đầu tư vốn tư nhân và Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Từ bảng xếp hạng cho các hoạt động trong năm, Thomson Reuters tổng hợp và bình chọn các danh hiệu cao quý cho các ngân hàng.

Trong nhiều năm liền, Citigroup đứng đầu danh sách về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ trong khi UBS đứng đầu về nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán vốn (cả về giá trị phát hành và doanh thu phí). Tuy nhiên, cả hai vị trí này đã bị thôn tính bởi J.P. Morgan trong năm 2008. Trong khi đó, Goldman Sachs duy trì vị trí đứng đầu về nghiệp vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Lehman Brothers trước khi phá sản (09/2008) được mọi người biết đến như là ngân hàng chuyên về đầu tư và phát hành chứng khoán nợ (bond house). Chính vì thế mà khi Ngân hàng Anh Barclays Capital mua lại hoạt động Bắc Mỹ của Lehman Brothers thì Barclays Capital đã được lên vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng trong năm 2008.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *